Theo Reuters, sau khi sắc lệnh được ông Joe Biden ký vào tuần này, việc xây dựng nhà máy bán dẫn mới sẽ không phải trải qua các cuộc đánh giá tác động môi trường nghiêm ngặt theo yêu cầu của luật năm 1969 để nhận được trợ cấp từ chính phủ.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là các nhà bảo vệ môi trường sẽ “nhắm mắt làm ngơ” trước các phương pháp thực hiện dự án nhà máy bán dẫn. Theo giải thích từ giới chức Mỹ, điều này chỉ đơn giản là chính quyền Mỹ sẽ giả định rằng các dự án này đã tuân thủ tất cả các yêu cầu của luật pháp Mỹ, bao gồm cả bảo vệ môi trường. Việc đánh giá môi trường sẽ dẫn đến việc tăng khung thời gian triển khai dự án, điều mà chính phủ Mỹ không muốn.
Với “Luật Chip”, chính quyền Mỹ đã phân bổ hơn 35 tỉ USD để thực hiện 26 dự án xây dựng các doanh nghiệp mới sản xuất bán dẫn trong nước. Trong số tiền này, 6,4 tỉ USD dành cho Samsung Electronics để xây dựng ít nhất một nhà máy bán dẫn mới ở bang Texas; TSMC của Đài Loan sẽ nhận được 6,6 tỉ USD trợ cấp cho việc xây dựng hai nhà máy bán dẫn ở Arizona; Micron sẽ nhận được 6,6 tỉ USD cho việc xây dựng hai nhà máy bán dẫn ở Arizona; và Intel là công ty hưởng lợi nhất với khoản trợ cấp không hoàn lại trị giá 8,5 tỉ USD. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất vẫn phải trải qua một thủ tục kiểm toán nghiêm ngặt để nhận được khoản hỗ trợ.
Chính quyền Mỹ nhấn mạnh rằng các dự án được thực hiện tại quốc gia này trong mọi trường hợp phải đáp ứng các yêu cầu về mức độ ô nhiễm nước và không khí, bảo vệ các loài thực vật và động vật quý hiếm, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân viên và người dân xung quanh. Dẫu vậy, các nhà lập pháp Mỹ vẫn đưa ra những lời chỉ trích dành cho sắc lệnh vừa được ký khi họ lấy dẫn chứng với bang California sau khi chứng kiến khá nhiều cơ sở bán dẫn tại đây gây ra các tác hại đối với môi trường.
Công nghệ – Game | Tổng hợp tin tức Công nghệ và Game
Nguồn: Sưu Tầm internet
Trả lời